Tìm hiểu về Sơn Giao Thông

Những năm gần đây hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam ngày càng phát triển. Các dự án cầu đường, xa lộ xuyên quốc gia được mở rộng để phục vụ nhu cầu thương mại và vận chuyển hàng hóa. Chính vì vậy, sơn vạch kẻ đường nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp, chủ đầu tư. Vậy sơn giao thông là gì? Sơn giao thông bao gồm những loại nào? Đặc điểm của mỗi loại ra sao? Phương pháp sử dụng chúng như thế nào? Thực tế những kiến thức này là vô cùng khó khăn đối với những người không am hiểu về lĩnh vực sơn nói chung và về sơn giao thông nói riêng.

Sơn giao thông là gì?

Sơn giao thông chính là một loại sơn có tính năng đặc thù được ứng dụng sử dụng trong các hạng mục hạ tầng giao thông. Vậy sơn giao thông là sơn gì, ứng dụng của sơn giao thông trong cuộc sống là gì?

Sơn giao thông là một loại sơn đặc thù có những tính năng đặc biệt, chuyên được sử dụng trong các hạng mục, các cơ sở hạ tầng giao thông.

Sơn giao thông thường được ứng dụng tại những địa điểm, vị trí có thời tiết khắc nghiệt, độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, chịu được lực tải lớn và liên tục với lực bào mòn cao nhất trên những quốc lộ cao tốc trên hệ thống đường bộ của Việt Nam cũng như trong các khu đô thị dân cư đông đúc.

Vạch kẻ đường giao thông có nhiệm vụ phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Để tạo nên những vạch này thì không thể thiếu vật liệu chuyên dụng đó chính là sơn. Sơn vạch kẻ đường giao thông là dòng sản phẩm chuyên dụng được sử dụng nhằm mục đích cảnh báo, hướng dẫn. Đồng thời, phân chia cụ thể các vấn đề giao thông trên đường như: gờ giảm tốc, phân làn đường, bó vỉa giao thông…

Hiện nay, sơn vạch kẻ đường giao thông còn được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: kẻ đường bãi đỗ xe, vạch kẻ đường tầng hầm, vạch kẻ đường nhà xưởng, nhà máy… Nhờ đó, dòng sản phẩm này đã mang đến rất nhiều công dụng hữu ích cho chủ đầu tư và người tham gia giao thông.

Sơn giao thông có đặc điểm gì?

Sơn giao thông là loại sơn đặc thù, và theo các chuyên gia thì sơn giao thông thường có những ưu điểm như sau:

  • Có khả năng tự phản quang hoặc phản quang được khi kết hợp với các vật liệu khác khi thi công cho các hạng mục hạ tầng giao thông.
  • Có khả năng chịu được tia UV, chịu mài mòn vượt trội và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Khả năng kháng kiềm cao
  • Sơn dễ thi công và nhanh khô
    Có khả năng bám dính hoàn hảo với nhiều bề mặt như: Đường nhựa, bê tông hay sắt thép,…
  • Sơn an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường

Sơn vạch kẻ đường giao thông được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn thế giới về chất lượng. Sơn được cấu thành nên bởi các hạt nhựa tổng hợp và biến tính Alkyd, bột vàng cromat, bột màu trắng titan dioxide, bột phụ gia kết hợp cùng những hạt bi phản quang. Nhờ đó, sản phẩm có tính phản xạ cao cùng nhiều tính năng nổi bật như sau:

  • Màng sơn sở hữu độ bền cực cao, khả năng chịu tải lớn.
  • An toàn cho sức khỏe người thi công và thân thiện với môi trường.
  • Thi công đơn giản, tiện lợi và có thể tiết kiệm rất nhiều công sức.
  • Sơn khô rất nhanh khi sử dụng trên bề mặt đường.
  • Có tính định hình và phản chiếu ánh sáng tốt.
  • Khả năng chống trơn trượt và bám dính cao
  • Không bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu của yếu tố môi trường, thời tiết

Các loại sơn giao thông phổ biết

Thi công sơn giao thông là khâu quan trọng cần thiết trong mỗi công trình giao thông. Hiện nay, dòng sơn này được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm: Sơn dẻo nhiệt, sơn lạnh, sơn phản quang…

Sơn lạnh

Sơn lạnh là dòng sản phẩm có thành phần gốc Alkyd, gốc dầu hoặc gốc Acrylic. Sản phẩm đã được pha sẵn nên khi thi công chỉ cần khuấy đều, dùng súng phun, lu hoặc cọ để sơn. Tuy nhiên liều lượng sử dụng cũng nên tuân thủ đúng quy định để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Sơn dẻo nhiệt

Sơn dẻo nhiệt là loại sơn sử dụng chất kết dính gồm: Maleic, Hydrocarbon C9, Hydrocarbon C5, Petroleum Resin… Nếu muốn thi công, bạn cần giải gia nhiệt sơn đến mức độ nhất định. Sản phẩm mang tính cơ lý nên tương thích với bề mặt bê tông hay asphalt. Thông thường, sơn cần phải đáp ứng yêu cầu về độ dày là ~1.5 – 2mm.

Sơn phản quang

Sơn phản quang có thành phần chủ yếu là sơn gốc dầu và chứa chất tạo màng phản quang – bi thủy tinh. Khi có ánh sáng chiếu vào sơn sẽ phát sáng trên bề mặt giúp người từ xa dễ dàng quan sát và đề phòng. Đối với dòng sơn dẻo nhiệt nếu muốn có tính năng này thì cần rắc bi phản quang trong quá trình thi công.